Polkastarter, sàn giao dịch phi tập trung phổ biến nhất thế giới, đã cấm thuật ngữ “Chơi để kiếm tiền” (Play to earn) trong các công ty của mình. Thay vào đó, họ muốn tập trung vào “Chơi và kiếm tiền” (Play and earn) khi nói về các dự án Polkastarter Gaming.
Đồng sáng lập Polkastarter, Daniel Stockhaus nói với CryptoSlate rằng yếu tố game nên đi trước, sau đó mới tới cơ hội kiếm tiền: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta nhất thiết phải kiếm tiền khi chọn chơi bất cứ game nào. Đối với tôi, tiềm năng là với những thứ bạn mua trong trò chơi để phát triển Metaverse của bạn”
Các ứng dụng chơi game ở Polkastarter
Stockhaus kể lại cách Polkastarter ra mắt trò chơi đầu tiên của họ vào tháng 3 năm 2021 trước khi nhiều người nói về trò chơi blockchain. Stockhaus chia sẻ, vào thời điểm đó, các cuộc gọi để đầu tư hay tìm hiểu về các dự án chơi game tăng cao gấp 4 lần các cuộc gọi cho các dự án blockchain khác đang chuẩn bị ra mắt.
Sau khi Axie Infinity ra mắt, hơn 50% ứng dụng ở Polkastarter đã trở thành các dự án trò chơi blockchain. Stockhaus cho biết phần lớn những dự án đó đều được các công ty tìm cách ăn theo các trò chơi phổ biến trên thị trường rồi “mã hóa” hoặc “blockchain hóa” chúng. Ông Stockhaus cho rằng, việc làm trên là điều “cực kỳ đáng thất vọng”.
Stockhaus cũng bày tỏ quan điểm, khi quản trị dựa hoàn toàn vào game nên “blockchain quả thật được tạo ra cho ngành công nghiệp game”. Nhưng “95% các dự án chơi game đều bị ảnh hưởng bởi tiện ích của token… và họ đã không nỗ lực đủ để triển khai nó đúng cách… nhà phát triển đã quan tâm quá nhiều vào thu nhập.” Điều đó gây ra hiện tượng lạm phát trong game, đồng token bị giảm giá và khiến người chơi không hài lòng và không hứng thú khi thu nhập cũng giảm theo.
Làm thế nào để xây dựng một dự án trò chơi blockchain
Để khai thác đúng tính ứng dụng của token (mã thông báo), Stockhaus tin rằng các công ty cần phải “xây dựng trò chơi từ đầu” với blockchain, vì việc “triển khai blockchain” trong một trò chơi hiện có là “khá khó”.
Ông ấy nói rằng thuật ngữ “Chơi và kiếm tiền” rất quan trọng vì nếu bạn không quan tâm đến việc kiếm tiền, thì việc bạn tham gia trò chơi đó phải là vì chất lượng và trải nghiệm trong trò chơi.
Stockhaus lập luận rằng nếu người dùng dành nhiều thời gian và công sức cho một thứ gì đó và trả tiền cho nó, họ có quyền thu hồi các khoản đầu tư của mình khi kết thúc trò chơi. Ông ấy nói rằng GameFi không thể thành công nếu không phục vụ người chơi vì nếu không có ai chơi thì trò chơi coi như là dự án”chết”.
Về vấn đề liệu các nhà phát triển có kiếm được ít tiền hơn khi phải bồi thường cho các khoản đầu tư của người chơi hay không, Stockhaus tin rằng:
“Nếu bạn tạo ra một nền kinh tế xuất sắc xung quanh trong trò chơi và mỗi giao dịch mang lại một tỷ lệ phần trăm cho nhà phát triển, tôi nghĩ rằng sẽ có một nền kinh tế khổng lồ trong trò chơi để mọi người giao dịch và bán những vật phẩm của họ”
Các vấn đề của Play to Earn
Stockhaus tin rằng mọi người nên chơi một trò chơi vì họ thích nó, không phải vì họ muốn kiếm tiền:
“Tôi thực sự khó chịu khi nhiều người nghĩ rằng họ có thể bán trò chơi của mình bằng cách trao cơ hội cho những người nghèo ở đất nước đang phát triển, để người dân ở đó có thể cải thiện cuộc sống. Tôi không muốn nhìn thấy một quốc gia cứ nhấp chuột rồi chơi game kiếm sống. Điều đó không mang lại giá trị, không tạo ra một thế giới tốt đẹp hay một nền kinh tế tốt”.
Stockhaus cho biết các trò chơi sẽ không mang lại bất kỳ giá trị nào cho thế giới nếu người chơi chỉ đơn giản là nhấp chuột lặp đi lặp lại để tạo ra doanh thu.
Nếu sử dụng thuật ngữ “Chơi và kiếm tiền” (Play and Earn) thì sẽ là một cách tiếp cận rõ ràng hơn nhiều đối với trò chơi blockchain vì nó cho phép người dùng hoàn vốn đầu tư vào một trò chơi mà cần họ tồn tại và phát triển. Nhiều trò chơi phải vật lộn với việc giữ chân người dùng sau vài tháng đầu ra mắt. Có lẽ một mô hình “Play and Earn” tốt có thể giảm thiểu vấn đề này.
Nguồn: Dịch từ Cryptonews